Xẹp đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị mất nước khiến mỏng dần, các đốt xương sống va chạm trực tiếp, thậm chí dính liền thành khối, gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không phát hiện kịp thời còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về các biện pháp Phòng ngừa và điều trị xẹp đĩa đệm nhé.
Xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không ?
Đĩa đệm nằm ở giữa 2 đốt sống, được tạo thành từ lớp bao xơ ở bên ngoài và nhân nhày ở bên trong. Chức năng chính của đĩa đệm là hấp thu lực tác động. Cũng chính vì vậy, khi bị xẹp thì độ ma sát giữa các đốt sống gia tăng khiến cho chuyển động của cột sống trở nên khó khăn, cùng với đó là những cơn đau nhức.
Về lâu dài, các khớp ở cột sống bị thu hẹp dần và khiến cho cột sống biến dạng. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống… biến chứng dai dẳng, khiến người bệnh bị hạn chế vận động.
Ngày nay, xẹp đĩa đệm không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở cả những người trẻ, tráng niên do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Phương pháp điều trị xẹp đĩa đệm
- Sử dụng thuốc để điều trị: Gồm thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc hỗ trợ xương khớp, thuốc giãn cơ, thuốc giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu.
- Vật lý trị liệu: Gồm các bài vận động, massage, dùng tia laser… có công dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh cho các cơ quanh cột sống, phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.
- Phẫu thuật: Áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, khi các biện pháp khác không đáp ứng.
- Trị liệu thần kinh cột sống: Kết hợp kỹ thuật của bàn tay và các dụng cụ để nắn chỉnh lại cấu trúc cột sống đang bị sai lệch, giải phóng sự chèn ép lên rễ thần kinh và ống sống. Từ đó kích thích quá trình tự phục hồi của cơ thể, giảm đau, ngăn ngừa cơn đau tái phát.
Phòng ngừa bệnh xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm có thể được điều trị khỏi, nhưng nếu như người bệnh vẫn giữ các thói quen sinh hoạt cũ thì bệnh vẫn có nguy cơ tái phát cao. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa, cụ thể:
- Nên chăm chỉ tập luyện thể thao như yoga, chạy bộ, đi bộ, đạp xe… để củng cố sự dẻo dai cho cơ thể.
- Hạn chế ngồi nhiều, nếu do tính chất công việc phải ngồi nhiều thì vẫn nên đứng dậy vận động sau mỗi 1 – 2h.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi, uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.
- Hạn chế mang các vật dụng quá sức, cử động mạnh đột ngột.
Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về các biện pháp Phòng ngừa và điều trị xẹp đĩa đệm. Bệnh lý xẹp đệm có thể xảy tới bất cứ ai. Do đó, khi xuất hiện những triệu chứng dù nhỏ thì các bạn cũng không nên bỏ qua. Nên tới bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác cũng như điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn: Phục hồi xẹp đĩa đệm với dụng cụ tập vật lý trị liệu.