Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bên trong ống tai thường tự động sinh sản ra một loại dầu đặc biệt, loại dầu này khô lại được gọi là ráy tai. Ráy tai có tác dụng bảo vệ phần ốc tai sâu bên trong khỏi vi khuẩn, khói bụi, thêm vào đó lớp dầu này cũng góp phần bảo vệ phần da bên trong tai khỏi những kích thích từ môi trường. Thông thường, ta có thể vệ sinh phần ráy tai một cách dễ dàng bởi những loại bông ngoáy tai.
Ráy tai nhiều có ảnh hưởng gì không?
Ráy tai có những tác dụng riêng của chúng, tuy nhiên nếu như ráy tai đọng lại quá nhiều sẽ ngày càng khô cứng, gây mất vệ sinh và làm tắc nghẽn phần ống tai. Nếu ráy tai nhiều hơn mức cần thiết, việc loại bỏ ráy tai sẽ trở nên khó khăn hơn, nếu vệ sinh không đúng cách ta có thể vô tình đưa ráy tai và sâu bên trong, khó để loại bỏ, làm nghiêm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn. Nặng hơn, tình trạng bít bắt do ráy tai có thể gây ra mất thính giác tạm thời.
Vì dầu trong tai được tiết ra tự nhiên, nên rất khó để ta có thể kiểm soát lượng ráy tai hình thành mỗi ngày. Vì lí do đó, nếu vệ sinh không đúng cách tại nhà có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn. Việc sử dụng tai nghe thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến dầu không thể tự thoát ra ngoài mà bị giữ ở bên trong, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.
Thông thường, ráy tai thường có màu vàng nhạt hoặc màu nâu sẫm, đó là màu sắc tự nhiên khi dầu khô thành ráy tai nên không nên xác định lượng ráy tai qua màu sắc. Khi trong tay bị tích tụ ráy tai, ta sẽ thường cảm thấy bị ù tai, đau tai, mất thính lực đột ngột. Không loại bỏ kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùngkhiến tai đau dữ dội, tai chảy dịch, mất thính lực kéo dài, tai có mùi, ho, sốt,…. Để xác định được chính xác tình trạng tai, ta nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám đúng cách, từ đó xác định chính xác nguyên nhân bệnh.
Trẻ em thường thích tự dùng tai ngoáy tai hay lấy ráy tai, hành động này có thể đem lại nhiều tác hại cho tai trẻ. Nếu cảm thấy con có vấn đề tích tụ ráy tai, cần lập tức đến gặp bác sĩ để loại bỏ phần ráy tai dư thừa. Vì trẻ con còn chưa có nhiều kiến thức bảo vệ sức khỏe nên nếu bị đồ vật rơi vào tai cũng không biết, khi đó cha mẹ cần thật để ý và đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Ngược lại, ở những người lớn tuổi cũng ít khi để ý đến những vấn đề về thính giác, dẫn đến hầu hết tình trạng người lớn tuổi mất đi thính lực là do tích tụ ráy tai lâu ngày. Cũng như sử dụng tai nghe, máy trợ thính cũng làm tăng khả năng khiến dầu không thể thoát ra ngoài, dẫn đến bị tích tụ ráy tai.
Những dầu thừa để lâu sẽ biến thành ráy tai, dần dần ráy tai sẽ trở nên khô cứng và khó loại bỏ, nếu dùng bông khô có thể gây đau, xước vùng da bên trong tai. Vì vậy để loại bỏ ráy tai dễ dàng hơn, ta có thể làm mềm ráy tai bằng một số loại thuốc nhỏ tai, loại dầu cho em bé, hydro peroxide,…. Ta cũng có thể dùng ống tiêm để vệ sinh tai. Tuy nhiên khi tai có chấn thương hoặc vế thương hở, người bệnh không nên sử dụng ống tiêm, tránh gây nhiễm trùng hoặc ảnh hưởng đến thính lực.