Phương pháp massage bấm huyệt trị đau chân

Ngày đăng 26/03/2020 11:01

Đau chân thông thường là dấu hiệu của hiện tượng lão hóa xương khớp nên những người lớn tuổi hay bị đau chân thường xuyên. Tuy nhiên cũng có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau chân khác như do mang vác nặng, đi lại nhiều, đứng quá lâu…

Phương pháp massage bấm huyệt trị đau chân

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan

Khi gặp tình trạng đau chân, tùy theo các nguyên nhân mà có những cách xử lý cho phù hợp, hiệu quả. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ nói đến một phương pháp điều trị đau chân phổ biến trong đông y là massage bấm huyệt.

Massage bấm huyệt từ lâu đã được khẳng định và ghi nhận có thể hỗ trợ điều trị các bệnh có liên quan đến cơ xương khớp, trong đó có đau chân. Khi tác động lên các huyệt đạo và dây thần kinh, cũng như hệ thống cơ xương khớp sẽ giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn dẫn đến đau nhức.

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-1

Bên cạnh đó, massage xoa bóp chân cũng giúp các mô, cơ, xương, khớp thả lỏng và mềm mại, tránh tình trạng căng cơ, cứng gân, khô khớp…là nguyên nhân xuất hiện đau mỏi.

Trước tiên là cách massage chân, chúng ta có thể phân chia thành 2 công đoạn là massage xoa bóp hai bàn chân và cẳng chân.

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-2

-    Massage hai bàn chân: dùng tay xoa bóp kỹ từng bàn chân cho ấm lên, chú ý các vị trí có liên quan đến cảm giác đau nhức.

-    Massage hai cẳng chân: các bạn có thể ngồi để xoa bóp, chà xát từ cổ chân đến háng, chú ý day bóp kỹ gót chân.

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-3

Sau đó, đứng lên và dùng hai bàn tay khum lại để vỗ dần từ mông dọc xuống đến cổ chân. Vỗ mạnh từ phía ngoài xuống rồi từ phía trong lên lần lượt.

Tiếp theo là cách bấm các huyệt đạo có liên quan để hạn chế đau nhức chân. Cụ thể:

-    Huyệt Túc tam lý: Vị trí nằm ở phía trước cẳng chân, ngay phía dưới đầu gối; có công dụng chữa trị các bệnh nhưu liệt nủ người, thấp khớp, suy nhược thần kinh…

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-4

Day ấn huyệt này mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi lần từ 2-3 phút sẽ đỡ bị đau nhức, mỏi mệt cơ thể.

-    Huyệt Tam âm giao: Vị trí huyệt nằm phía trong cổ chân, tính từ gót chân lên đến huyệt khoảng 6,5 cm.

Nếu bị đau tức ở gót chân và cẳng chân thì day ấn huyệt Tam âm giao mỗi ngày 1-2 lần.

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-5

-    Huyệt Dũng tuyền: Có vị trí nằm ở dưới lòng bàn chân, điểm lõm sâu nhất khi bạn co cụp các ngón chân về lòng bàn chân. Huyệt này có công dụng chữa đau ở gan bàn chân. Để tăng hiệu quả massage bấm huyệt, nên xoa bóp và ngâm chân trong nước nóng già từ 5-10 phút trước khi thực hiện.

phuong-phap-massage-bam-huyet-tri-dau-chan-6

Có thể nói, massage bấm các huyệt ở chân có công dụng đáng kể trong giảm hiện tượng đau nhức ở chân, trong đó có đau nhức gót chân, mắt cá chân, cổ chân và cẳng chân. Khi đôi chân phải chịu áp lực của công việc mang vác, di chuyển hoặc đứng yên quá lâu thì các động tác massage bấm huyệt là liệu pháp hiệu quả và an toàn hơn nhiều so với việc dùng thuốc điều trị.

Ngoài việc tự massage bấm huyệt, các bạn có thể trang bị máy massage chân, ghế massage toàn thân để việc massage đơn giản và hiệu quả.

 

Tags : Cách khắc phục lỗi cơ bản khi sử dụng ghế massage toàn thânCó nên mua ghế massage không?.